Mới nhất Chủ đề mới Tài nguyên mới Trả lời nhiều Tương tác nhiều Xem nhiều

58% tổng số cá thể động vật có xương sống trên Trái Đất đã biến mất trong 4 thập kỷ qua

  • Thread starter Thread starter Master
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
  • Trả lời Trả lời 0
  • Xem Xem 24

Master

Đầy tớ nhân dân
Staff member
Quản lý
12/12/19
3,087
3,706
Bến Tre
gianghi.net
Credits
1,985
Nguyễn Văn Thiệp
thieptb
langtuthiep
hoahocthcsnpt
Living Planet Report dự đoán, đến năm 2020, động vật có xương sống có thể suy giảm 2/3 số lượng so với năm 1970.

wil-meinderts.png


Các quần thể động vật hoang dã trên Trái đất như động vật có vú, chim, động vật lưỡng cư, cá và các loài động vật có xương sống khác đã giảm hơn một nửa kể từ năm 1970 đến năm 2012, một báo cáo của tổ chức từ thiện về môi trường, WWF và Hội Động vật học London (ZSL) cho biết. Các hoạt động của con người như săn bắt, phá rừng, các hoạt động gây biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây suy giảm sự đang dạng sinh học. Nếu xu hướng này tiếp diễn thì đến năm 2020, thế giới sẽ mất đi 2/3 sự đa dạng sinh học, và “không có dấu hiệu cho thấy tỷ lệ này sẽ giảm”, báo cáo của Living Planet Report 2016 cho biết.

“Hoạt động của con người trên khắp đất liền, ở các vùng nước ngọt và trên khắp các đại dương đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể các loài động vật và hệ sinh thái”, Tổng giám đốc của WWF Quốc tế, Marco Lambertini cho biết.

Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là những hành động phá hoại môi trường sống, làm hủy diệt các loài động thực vật, mất tính đa dạng, số cá thể còn lại ít sẽ không đủ sức hỗ trợ cho sự tồn tại của một quần thể, quần thể dễ bị tiêu diệt, tuyệt chủng vì những thay đổi bất thường. Các sinh vật sống trong nước ngọt đã giảm đến 81%, tình hình sinh vật sống trên các vùng đất liền còn tệ hơn.

“Mức độ suy giảm sự đa dạng sinh học lên tới 80% là rất đáng sợ”, Mike Hoffmann, chuyên gia cao cấp của Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ở Cambridge, Anh, cảnh báo. “Đây là chính bằng chứng kết tội loài người đang tàn phá môi trường nước ngọt”

Khoảng trống dữ liệu

Các kết quả phân tích từ số liệu theo dõi 14 152 cá thể của 3 700 loài có xương sống theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn, được công bố 2 năm một lần. Tuy nhiên kết quả phân tích chưa thật sự tổng quát: mặc dù có vài trăm loài (rất nhiều loài cá) đã được bổ sung vào danh sách năm 2014, tập hợp dữ liệu vẫn có “khoảng trống địa lý lớn”, và các số liệu tập trung phần lớn ở Tây Âu.

Ngoài ra, một điểm chú ý nữa là sự giám sát có lẽ chỉ tập trung vào những loài đã bị suy giảm, Hoffmann lưu ý. Các mô hình về sự suy giảm tổng quát sẽ ẩn đi những loài gia tăng số lượng cá thể, ông cho biết thêm. Tuy nhiên, Hoffmann nói rằng, những thiếu sót này có thể giảm khi các chương trình theo dõi mới bổ sung thêm các dữ liệu từ các vùng hoặc các loài dưới mức (under-sampled)

Rhys Green, một nhà khoa học bảo tồn tại đại học Cambridge, Vương quốc Anh, cũng đồng ý rằng các dữ liệu có thể có sự chủ quan, nhưng các phương pháp đánh giá và dữ liệu đã được cải thiện đáng kể so với báo cáo năm 2014. “Không có dữ liệu thống kê nào cho một kết quả hoàn hảo, đây là kết quả tốt nhất chúng ta có, và nó sẽ có giá trị trong việc hoạch định chính sách,” ông nói.
 

Hệ sinh thái

Vi tính Gia Nghi Diễn đàn sinh học Hóa học và KHTN My Family Blog's Thiep Ảnh lưu niệm
Back
Bên trên